Cách giữ trang sức luôn đẹp như mới

 Chúng ta đeo trang sức hằng ngày, trong mọi hoàn cảnh nhưng đa số lại không quan tâm đến việc bảo quản chúng. Dù làm bằng chất liệu vàng, bạc hay các loại đá quý thì những sai lầm trong bảo quản đều có thể dẫn đến việc trang sức đứt gãy, hoen ố, xỉn màu. Bạn hãy tham khảo những cách bảo quản trang sức dưới đây để tránh các vấn đề trên.

Rửa sạch trang sức

Cách đơn giản nhất để làm sạch trang sức chính là sử dụng nước ấm. Bạn có thể pha thêm sữa tắm dành cho trẻ em hay là xà phòng loãng chuyên dụng. Dùng khăn mềm nhúng nước ấm và nhẹ nhàng lau sạch trang sức, hoặc bạn cũng có thể dùng tay hoặc bàn chải mềm để chải trang sức một cách nhẹ nhàng. Sau đó, nhớ cẩn thận dùng khăn mềm lau trang sức thật khô.

Dùng nước ấm để làm sạch trang sức
Dùng nước ấm để làm sạch trang sức

Cách vệ sinh trên phù hợp với hầu hết các loại trang sức nhưng với các kiểu đặc biệt hơn như ngọc trai, kim cương,... thì bạn nên dùng cọ trang điểm mới thay vì dùng bàn chải. Lưu ý rằng không nên vệ sinh trang sức trong bồn rửa mặt vì chúng có kích thước nhỏ dễ bị mất. Bạn hãy thực hiện trong những bát nước thủy tinh nhé. Cùng với đó, hãy hoàn tất quá trình làm sạch một cách nhanh chóng vì dù đã dùng xà phòng chuyên dụng để vệ sinh nhưng nếu để lâu thì những hóa chất trong đó cũng có thể làm ảnh hưởng đến độ bền của trang sức.

Đánh bay hoen ố trên trang sức

Sau một thời gian những trang sức bằng kim loại sẽ dễ bị hoen ố, xỉn màu. Đối với bạc, đồng,... bạn có thể làm sạch bằng kem đánh răng hay cà chua rồi rửa lại bằng nước ấm. Những phương pháp đơn giản này có thể giúp trang sức nhanh chóng lấy lại vẻ sáng bóng như mới.

Dùng kem đánh răng để đánh bóng trang sức
Dùng kem đánh răng để đánh bóng trang sức

Tình trạng này là do độ ẩm trong không khí tạo ra quá trình oxy hóa bề mặt của trang sức, vậy nên để phòng tránh thì chúng ta hãy bảo quản trang sức trong túi chống ẩm. 

Trang sức “không làm bạn” với ánh mặt trời

Chắc hẳn không ai xa lạ với câu hướng dẫn: “Bảo quản sản phẩm nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp”. Trang sức cũng vậy, ánh sáng trực tiếp sẽ làm biến đổi màu sắc và ảnh hưởng đến độ bền của trang sức. Những loại đá quý có màu sắc như thạch anh tím hay ngọc trai sẽ bị phai màu, đá hổ phách cũng có thể bị tối màu đi.

Tránh để trang sức tiếp xúc nhiều với ánh nắng trực tiếp
Tránh để trang sức tiếp xúc nhiều với ánh nắng trực tiếp

Chưa kể đến mỗi loại đá quý cần một môi trường có độ ẩm thích hợp để luôn giữ được trạng thái hoàn hảo nhất, nhiệt độ cao sẽ làm thay đổi độ ẩm xung quanh và tàc động đến tuổi thọ của chúng.

Hóa chất là “kẻ thù” của trang sức

Mọi loại “hóa chất” đều ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, và cả trang sức. Cho dù cả những loại được sử dụng hàng ngày như kem dưỡng da, nước hoa, mỹ phẩm,... đều có thể gây hại cho trang sức. Chúng sẽ khiến trang sức nhanh hỏng và bị thay đổi màu sắc vốn có. Vì vậy hãy cẩn thận trong quá trình sử dụng cả trang sức và mỹ phẩm, nước hoa,... để không làm ảnh hưởng đến cả hai bạn nhé.

Hạn chế để trang sức tiếp xúc với hóa chất
Hạn chế để trang sức tiếp xúc với hóa chất

Nguyên tắc khi mang trang sức

Trang sức là thứ phụ kiện được khoác lên người cuối cùng xong khi hoàn thành các bước trang phục, trang điểm, làm tóc,... Vì nếu đeo trang sức trước thì trong một số trường hợp chúng có thể bị đứt gãy, các hóa chất trong mỹ phẩm cũng có thể ảnh hưởng đến bề mặt trang sức.

Nên tháo trang sức sau mỗi lần sử dụng
Nên tháo trang sức sau mỗi lần sử dụng

Đặc biệt, bạn không nơi đeo đang sức để đi bơi vì thành phần clo trong nước sẽ làm hỏng trang sức. Cũng tương tự, bạn không nên đeo trang sức khi chơi thể thao vì mồ hôi ảnh hưởng đến bề mặt còn vận động mạnh có thể làm đứt gãy hoặc rơi mất trang sức.

Tất nhiên, khi trở về nhà thì hãy tháo trang sức ra đầu tiên và chắc chắn rằng không đeo trang sức đi ngủ. Việc đeo trang sức đi ngủ không chỉ làm móp méo, đứt gãy trang sức và còn ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Lưu ý khi quản trang sức

Mỗi loại trang sức lại cần cách bảo quản khác nhau, vì vậy bạn nên phân trang sức thành từng loại như nhẫn, dây chuyền, lắc tay,... hoặc phân theo chất liệu vàng, bạc, đá quý,... Việc phân loại phù hợp sẽ giúp bạn dễ dàng áp dụng các phương pháp vệ sinh và đánh bóng trang sức.

Bạn có thể để chúng trong các hộp đựng trang sức chuyên dụng, hãy đặt từng món trang sức riêng biệt tránh tình trạng lẫn vào nhau gây trầy xước và hư hỏng.

Phân loại và bảo quản trang sức trong các hộp đựng chuyên dụng
Phân loại và bảo quản trang sức trong các hộp đựng chuyên dụng

Để bảo quản trang sức hiệu quả, bạn nên phân loại trang sức theo từng loại phụ kiện (nhẫn, vòng tay, dây chuyền…). Việc phân loại và nắm rõ từng chất liệu của mỗi món phụ kiện sẽ giúp bạn dễ dàng áp dụng các phương pháp làm sạch cũng như đánh bóng trang sức sau này.

Ngoài ra, bạn không nên sử dụng túi đựng trang sức từ vải lanh, lưới, vải thun mà hãy dùng các túi đựng được may từ vải nhung mềm hay bông cũng bảo vệ trang sức tốt nhất.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nhẫn cưới có thật sự giá trị như chúng ta vẫn tưởng? tháng 12 31, 2020

Sự thật về tạp chất trong trang sức ngọc lục bảo

Đeo lắc chân bạc cho bé có tốt không? Có nên đeo không?