Vì sao Sapphire và Ruby lại giống nhau? Phân biệt Sapphire và Ruby

 Ruby và sapphire là 2 loại đá quý quen thuộc trong thế giới phong thủy và trang sức, mọi người đều biết đến sự khác nhau nhưng không phải ai cũng biết là chúng rất tương đồng với nhau. Dưới đây là những thông tin thú vị về “bộ đôi” này. 

Sự hình thành sapphire và ruby

Đá ruby và đá sapphire có cùng nguồn gốc hình thành, chúng đều được tạo ra từ một loại quặng tên là “corundum” - lấy cảm hứng từ các từ “Kerand” hoặc “Kuru Vinda” trong tiếng Hy Lạp. Sau này dựa trên màu sắc mà chúng được người Ấn Độ miêu tả thành hai loại: Đá ruby (rubinus) có nghĩa là màu đỏ và đá saphia (saphiarus) có nghĩa là màu xanh.

Corundum ruby và saphia
Corundum ruby và saphia

Điều thú vị là đến tận năm 1800 người ta mới biết rằng đá ruby và đá saphia đều cùng thuộc một nhóm. Ngày nay chúng ta vẫn dùng cách phân chia như vậy, loại corundum màu đỏ được gọi là đá ruby và màu xanh được gọi là đá saphia. Những màu sắc còn lại đều được xếp vào nhóm sapphire và được gọi tên theo màu như sapphire vàng, sapphire cam,...

Trên thế giới có khá nhiều vùng mỏ khai thác ruby và saphia như: Miến Điện, Sri Lanka, Nam Phi, Campuchia,… Ở Việt nam cũng có khai thác ruby và saphia từ các vùng mỏ ở Nghệ An, Yên Bái, Đắk Nông,…

Thành phần của ruby và sapphire

Corindon được biết đến với thành phần cấu tạo chủ yếu là oxit nhôm, ở trạng thái tinh khiết nhất thì nó là saphia không màu. Những lượng rất nhỏ của oxit crom tạo nên màu đỏ của ruby còn màu xanh của saphia là do một lượng nhỏ thành phần sắt và titan. Ở các vùng khác nhau sẽ có hàm lượng các nguyên tố khác nhau nên corundum ở mỗi vùng sẽ có đặc trưng màu sắc khác.

Phương pháp xử lý ruby và sapphire

Nhiệt độ có thể làm biến đổi màu sắc và độ tinh khiết của ruby và saphia. Chúng khó bị ảnh hưởng bởi axit nhưng các chất bột hàn hay dung dịch muối dấm chứa Bo có thể hòa tan bề mặt của viên corindon. Loại sapphire màu vàng nhạt khi qua xử lý có thể tạo thành màu từ vàng đến vàng nâu.

Đá ruby và đá sapphire
Đá ruby và đá sapphire

Khi dùng nhiệt độ cao trong môi trường xử lý thích hợp để xử lý hồng ngọc và lam ngọc có thể làm tăng chất lượng của chúng. Độ đồng đều của màu và độ tinh khiết của ngọc sẽ được tăng lên. Trên thị trường hiện nay có đến hơn 95% đá ruby và saphia đã qua xử lý nhiệt. Những loại đá này được thị trường chấp nhận và coi như là ruby, saphia tự nhiên.

Bên cạnh phương pháp xử lý nhiệt ra thì hai loại đá quý này còn được xử lý bằng các phương pháp khuếch tán nhiệt, sửa bề mặt, chiếu xạ, nhuộm màu và sơn dầu. Ngoài ra người ta còn tổng hợp ruby và saphia bằng nhiều phương pháp khác nhau như: Nóng chảy trong ngọn lửa, dùng chất trợ dung hoặc phương pháp nhiệt dịch.

Chế tác ruby và sapphire 

Cả hai loại đá này đều có thể cắt theo nhiều kiểu khác nhau nhưng kiểu phổ biến nhất là kiểu cắt hỗn hợp với phần đỉnh được cắt kiểu kim cương còn phần đáy cắt bậc. Những viên ruby và saphia chất lượng hảo hạng hay được cắt theo cách cắt bậc để vừa đảm bảo trọng lượng vừa có thể duy trì được những hiệu ứng quang học.

Đôi khi có thể bắt gặp những viên đá được chế tác đáy tầng và cắt kiểu kim cương nhưng cách xử lý này không phổ biến. Trong khi đó các viên đá có chất lượng kém hay có nhiều khuyết điểm thì có thể cắt kiểu cabochon hoặc dùng để chạm khắc. Riêng viên đá quý có hiệu ứng sao sẽ được cắt theo kiểu cabochon để phô bày được hình sao của viên đá đó. 

Chiếc nhẫn mặt đá sapphire và ruby
Chiếc nhẫn mặt đá sapphire và ruby

Ngoài ra, tùy vào hình dáng và kích thước của viên đá và các nghệ nhân sẽ cắt chúng thành những kiểu khác nhau tùy ý thích của người dùng.

Chất lượng và giá trị của ruby và sapphire

Cách xác định giá trị của hai loại đá này là tương tự nhau, được quyết định bởi 3 yếu tố: Màu sắc, độ tinh khiết và hình sao Loại ruby có màu đỏ huyết bồ câu là loại có giá trị cao nhất, những loại có màu hồng nhạt hay màu nâu là loại có giá trị thấp nhất.

Ngoài ra, những khuyết điểm, tì vết bên ngoài của các viên ruby, sapphire như rạn nứt, bao thể cũng ảnh hưởng tới chất lượng và giá trị của đá nhưng ở mức độ ít hơn nhiều so với màu sắc.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nhẫn cưới có thật sự giá trị như chúng ta vẫn tưởng? tháng 12 31, 2020

Sự thật về tạp chất trong trang sức ngọc lục bảo

Đeo lắc chân bạc cho bé có tốt không? Có nên đeo không?