Tất cả các loại đá Sapphire và cách bảo quản

Đá sapphire đa dạng về màu sắc, chủng loại và có giá trị rất khác nhau. Nếu bạn không phải là một người sành đá quý thì việc phân biệt và bảo quản chúng cũng không dễ dàng gì. Dưới đây là một số thông tin hữu ích cho bạn.

Có bao nhiêu loại đá Sapphire?

Đá Sapphire có rất nhiều màu sắc khác nhau, phổ biến nhất là màu xanh lam. Độ cứng của chúng chỉ đứng sau kim cương nên được xem là lựa chọn hoàn hảo để chế tác trang sức. Vẻ đẹp của những trang sức sapphire được ví như vẻ đẹp mềm mại, mượt mà của tấm tơ tằm hảo hạng. Màu xanh lam của sapphire là pha trộn giữa gam xanh da trời và màu tía, màu tím hoặc màu xanh lá cây.

Các màu sắc của đá saphia
Các màu sắc của đá saphia

Ngoài sapphire thông thường thì còn có sapphire sao với hiệu ứng hình ngôi sao xuất hiện khi được chiếu sáng. Đây là một loại đá khá hiếm gặp, đồng thời là loại có sắc xanh thẫm nhất so với những người anh em của mình. Lẽ dĩ nhiên, giá trị của sapphire sẽ phụ thuộc vào khối lượng màu sắc, độ tinh khiết, hình dáng,...

Một loại đặc biệt không kém đỏ chính là sapphire đổi màu, chúng sẽ thay đổi màu sắc khi chiếu sáng vào. Khi đặt dưới ánh sáng tự nhiên chúng có màu xanh da trời nhưng khi được đặt dưới ánh sáng của đèn huỳnh quang thì lại chuyển sang gam màu tông tím hoặc từ sác ánh hồng biến thành màu xanh. Chúng thường được phát hiện tại các mỏ vùng Tanzania ở châu Phi.

Loại sapphire có màu sắc pha trộn giữa tông màu hồng và màu cam có tên là sapphire Padparadscha thường được tìm thấy ở Sri Lanka, châu Phi và cả ở Việt Nam.

Loại cực kì hiếm gặp là sapphire hai màu. Tông màu phổ biến nhất là màu vàng chuyển sang tông xanh lá cây hoặc màu xanh tím đến tím. Hai màu trên viên đá có khác biệt càng lớn thì gía trị càng cao. Những viên đá có một màu sáng một màu tối là giá trị cao nhất.

Ngoài các loại sapphire trong thực tế đã kể trên còn tồn tại những loại đá đặc biệt hay được nhắc tới trong các bộ phim hoặc truyện thần thoaị như đá sapphire mắt mèo. Theo đó, loại đá này sẽ tạo ra hiệu ứng như mắt mèo khi ở dưới ánh sáng.

Nhẫn có mặt gắn đá saphia
Nhẫn có mặt gắn đá saphia

Phân loại Sapphire

Hiện nay đá Saphia sẽ được chia thành 2 loại là đá tự nhiên và đá nhân tạo. Dựa vào đặc tính tự nhiên của đá sapphire thì chúng có những đường vân và lẫn tạp chất. Các chuyên gia khuyến cáo rằng bạn nên mang đá đến những trung tâm giám định uy tín để kiểm tra chất lượng đá một cách chính xác.
Phân bố loại vị trí phân bố

Đứng đầu thế giới về ngành công nghiệp khai thác và sản xuất sapphire hiện nay là Sri Lanka. Những viên đá sapphire được khai thác từ thung lũng Mogok, Myanmar cũng là loại nhận được đánh giá cao. Trong khi đó, kích thước của những viên saphia được khai thác tại Campuchia thường không lớn. Tại một số quốc gia khác trên thế giới như Tanzania, Brazil, Kenya cũng khai thác đá Sapphire nhưng chất lượng không được đánh giá quá cao.

Cách Khai thác

Quy trình khai thác đá sapphire tại các hầm mỏ trên thế giới chủ yếu là: Dùng máy móc khoan lỏng những mô đất đá sau đó vận chuyển chúng đi nơi khác. Tiếp đó sẽ dùng máy móc và công nghệ hiện đại để sàng lọc và tìm kiếm đá saphia. Sau đó những viên đá thô sẽ được mang về phân loại, xử lý và chế tác trước khi bán ra thị trường.
Chế tác đá sapphire 

Sapphire được cắt theo nhiều kiểu khác nhau
Sapphire được cắt theo nhiều kiểu khác nhau

Đây là loại đá quý có thể được cắt theo nhiều kiểu khác nhau, kiểu cắt hay được xử dụng nhất là kiểu cắt hỗn hợp (cut facet). Đỉnh của viên đá sẽ được cắt kiểu như kim cương còn phần đáy sẽ được cắt bậc. Kiểu cắt này có thể đảm bảo trọng lượng và hiệu ứng quang học tuyệt hảo cho các viên đá có chất lượng hảo hạng. Những viên sapphire có chất lượng thấp hơn sẽ được dùng để cắt hình tròn hoặc chạm khắc. Cũng như các loại đá quý khác, sapphire chủ yếu dùng chế tác đồ trang sức như đính trên nhẫn, hoa tai, vương miện,... và được yêu thích trong việc sử dụng làm đồ phong thuỷ.

Cách bảo quản đá saphia

Vì có cứng tuyệt vời mà bạn sẽ không mất quá nhiều công sức khi làm sạch đá sapphire. Bạn chỉ cần rửa sạch chúng bằng nước ấm có pha sẵn xà phòng chuyên dụng rồi lau khô. Nếu cẩn thận hơn thì hãy mang chúng đến tiệm kim hoàn để vệ sinh.

Nhưng lưu ý là bạn đừng dùng các biện pháp cơ học quá mạnh để vệ sinh vì chúng có thể vỡ khi bị va đập mạnh. Đồng thời, bạn hãy giữ saphia tránh xa các loại hóa chất.

Trên đây là thông tin cơ bản về đá saphia và những lưu ý khi bảo quản. Nếu là một người yêu thích loại đá quý này thì chúc bạn sẽ có được những viên saphia cho chính mình.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nhẫn cưới có thật sự giá trị như chúng ta vẫn tưởng? tháng 12 31, 2020

Sự thật về tạp chất trong trang sức ngọc lục bảo

Đeo lắc chân bạc cho bé có tốt không? Có nên đeo không?